koligin.com

Blog tổng hợp các loại sâm nổi tiếng nhất hiện nay

Các loại Sâm

[Review] Tác dụng của Đan Sâm là gì? Cách sử dụng, Giá bán

Hình ảnh Đan Sâm

Hình ảnh Đan Sâm

Chắc nhiều người đã nghe nói đến cây Đan sâm nhưng không phải ai cũng biết đây là loại sâm gì? Có công dụng như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin về cây Đan Sâm.

Thông tin về cây Đan sâm

Mô tả

Đan sâm là một loài thực vật sống lâu năm trong chi Salvia, được đánh giá cao do rễ của nó được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Là loài bản địa của cả Trung Quốc và Nhật Bản, nó sinh sống tại các khu vực có độ cao từ 90 tới 1.200 m trên mực nước biển, ưa các môi trường nhiều cỏ trong rừng, sườn núi, dọc các bờ suối. Vỏ ngoài của rễ cái có màu đỏ, là phần được sử dụng trong y học.

Cây đan sâm là loại thảo dược quý, thân thảo, vuông, sống lâu năm. Đan sâm thuộc họ Bạc hà. Cây thường cao từ 30cm đến 80cm. Thân đan sâm có màu đỏ nâu, bé, kích thước 0,5 cm – 1,5 cm, thô ráp. Vỏ rễ thường dễ bị bong tróc. Lá đan sâm mọc đối, kép lông chim lẻ, 3-5 lá chét, đôi khi 7, hình trứng hoặc trái xoan, trên mặt có lông trắng, mềm.

Hình ảnh cây Đan Sâm

Hình ảnh cây Đan Sâm

Phân bố

Cây Đan sâm được trồng chủ yếu ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy Đan sâm ở vùng Tam Đảo, Sa Pa.

Cách thu hái

Người ta thu hái đan sâm vào mùa xuân và mùa thu.

Các sơ chế

Sau khi thu hoạch, rửa rễ đan sâm sạch với nước và sấy hoặc phơi khô. Bảo quản kín, tránh nơi nóng ẩm.

Thông tin về vị dược liệu

Tính vị

Đan sâm vị đắng, tính hàn.

Quy kinh

Quy kinh tâm, can.

Công năng

  • Hoạt huyết
  • Thông kinh lạc
  • Thanh tâm lương huyết
  • Giảm đau

    Hình ảnh dược liệu Đan Sâm

    Hình ảnh dược liệu Đan Sâm

Chủ trị

Đan sâm chủ trị:

  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bế tắc, đau bụng khi đến chu kỳ
  • Tắc mạch do huyết khối, đau thắt ngực
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, tâm phiền
  • Các bệnh về xương khớp
  • Mụn nhọt, dị ứng.
  • Da vàng

Thành phần trong đan sâm

Trong đan sâm có các thành phần hóa học đa dạng: Tanshinone I, tanshinone II, cryptotanshinone, iso tanshinone I, iso tanshinone II, iso cryptotanshinone, miltirone, tanshinol I, tanshinol II, methyl tanshinonate, hydroxy tanshinone II, salviol, protocatechuic aldehyde, protocatechuic acid, vitamin E.

Trong đó, hoạt chất Tanshinone IIA nổi tiếng với nhiều tác dụng như:

Hoạt chất Tanshinone IIA (TS) có trong Đan Sâm đã được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Nếu được sử dụng TS sớm ngay sau nhồi máu cơ tim, kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể và hạn chế được tình trạng hoại tử cơ tim. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng đã cho thấy, hoạt chất Tanshinone IIA trong Đan sâm có tác dụng bảo vệ và hạn chế sự hủy hoại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót bên trong thành mạch), giúp ổn định các mảng xơ vữa, ức chế và làm chậm quá trình xơ vữa mạch, đồng thời hạn chế tình trạng cơ tim phì đại.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học cho thấy, Đan sâm có khả năng tiêu cục máu đông rất tốt nhờ tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết). So với Heparin (thuốc chống đông máu), Đan Sâm có lợi thế an toàn với ít biến chứng chảy máu hơn. Khi phối hợp Đan sâm và Heparin không những không làm tăng nguy cơ xuất huyết mà còn làm giảm tỷ lệ này.

Hình ảnh Đan Sâm cắt nhỏ

Hình ảnh Đan Sâm cắt nhỏ

Tác dụng của Đan sâm

  • Lưu thông tuần hoàn, giãn mạch máu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
  • Bổ máu
  • Ngăn chặn cục máu đông
  • Cải thiện sức khỏe cơ tim
  • Ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể.
  • Đối tượng sử dụng cây Đan sâm
  • Người bị ứ huyết
  • Phụ nữ đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
  • Người ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, bất an.

Xem thêm: [Review] Công dụng của cây Đẳng Sâm là gì? Cách dùng hiệu quả

Các cách sử dụng vị thuốc Đan sâm đúng cách

Đan sâm được chế biến theo nhiều cách, nhằm các mục đích điều trị khác nhau như ngâm rượu, sắc thuốc hoặc nghiền nhỏ thành bột rồi uống.

Các bài thuốc dân gian từ Đan Sâm

Đan sâm chế rượu: Đan sâm sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô được thái phiến. Cho rượu vào trộn đều với đan sâm, đậy kín lại. Sau 1 giờ đan sâm ngấm hết rượu. Sao khô đan sâm sau đó để nguội. Một lít rượu dùng cho 10 kg đan sâm.

Sử dụng đan sâm để điều trị các bệnh về mạch vành: Rửa sạch 30g đan sâm, ngâm trong rượu trắng (500 g). Sau 7 ngày ngâm rượu là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống trước khi ăn 10mL, mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh: Tán mịn 20 đến 40 g đan sâm, mỗi lần uống 6 -8g. Uống bột đan sâm với rượu nóng hoặc pha cùng với đường mía để uống.

Điều trị mỡ máu: Tán bột thô đan sâm (8-12 g). Dùng bột hãm uống như nước chè.

Điều trị viêm gan mạn: Sắc đan sâm (10g) với 15g nhân trần, mỗi ngày uống 2 đến 3 lần, thêm 15g đường đỏ khi dùng.

Hình ảnh Đan Sâm cắt dọc

Hình ảnh Đan Sâm cắt dọc

Điều trị đau đầu, chóng mặt, ngủ không ngon:

  • Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g
  • Dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

Điều trị xương viêm khớp kèm với bệnh tim:

Mỗi ngày sắc 1 thang sau để uống: 20 g Đan Sâm, 20 g kim ngân hoa, 20g đảng sâm, 16g hoàng kỳ, 16g bạch truật, 12g đương quy, 12g long nhãn, 12g liên kiều, 12g hoàng cầm, 12g hoàng bá, 8g táo nhân, 8g phục linh, 6g mộc hương, 6g viễn chí.

Bệnh nhân suy tim:

Mỗi ngày dùng 1 thang sau, sắc để uống:16g đan sâm, 20g đảng sâm, 16g bạch truật, 16g ý dĩ, 16g xuyên khung, 16g ngưu tất, 16g trạch tả, 16g mã đề, 16g mộc thông.

Thận trọng khi sử dụng Đan sâm

  • Không dùng chung Đan sâm với giấm, yếm diêm thủy, phản lê lô.
  • Nếu bạn đang mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.
Hoa Đan Sâm

Hoa Đan Sâm

Đan Sâm có giá bao nhiêu?

Đan sâm khô thường có giá khoảng 320.000 đồng 1kg. Giá bán có thể dao động đôi chút tùy thuộc vào từng nơi bán.

Copy ghi nguồn: https://koligin.com/

Xem thêm: [Đánh Giá] Sâm Đại Hành có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả

 

Trả lời