koligin.com

Blog tổng hợp các loại sâm nổi tiếng nhất hiện nay

Các loại Sâm

Sâm đất có tác dụng gì, Cách sử dụng, Cách chế biến và Ngâm rượu

Sâm đất

Sâm đất

Trong tự nhiên có vô vàn điều kỳ lạ. Tạo hóa đã ban cho loài người chúng ta một cuộc sống tốt tươi nhờ nguồn dược liệu, thực vật phong phú, dồi dào. Trong số đó, có một loại dược liệu được lưu truyền từ thời tổ tiên ta bắt đầu biết trồng cây hái quả, biết trị bệnh, bồi bổ cơ thể, vị thuốc này được coi là báu vật vô giá trị bách bệnh, gọi là sâm đất.

Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về loại sâm này nhé!

Thông tin về cây sâm đất

Mô tả dược liệu

Cây sâm đất, hay còn được biết đến với cái tên địa sâm, thổ sâm, sâm rừng, sâm quy bầu,… Nhìn chung, loài cây này được dùng để chỉ rất nhiều thực vật khác như: Sá sùng (tên khoa học là Sipunculus nudus) đây là loài có phần thân mềm, thuộc học là Boerhavia diffusa), thực vật này nằm trong họ Hoa phấn. Cây quả nổ ( tên khoa học là Ruellia tuberosa), thực vật này nằm trong họ Ô rô. Thổ nhân sâm ( tên khoa học là Talinum paniculatum), là loài thực vật thuộc họ Rau sam. Khổ sâm (tên khoa học là Croton tonkinensis), thực vậy này thuộc họ Thầu dầu. ngoài ra còn phải kể đến Sâm tam thất (tên khoa học Croton tonkinensis), thực vật nằm trong họ Ngũ gia bì.

Đặc điểm cây sâm đất

Đặc điểm cây sâm đất

Loại sâm này thuộc dòng cây thân thảo, khi sinh trưởng sẽ mọc lan ra khắp các phía trên mặt đất, phát triển phân nhánh ở phía dưới và vẻ bề ngoài nhẵn. Lá cây màu lục đậm hình trái xoay hay hình quả trứng ngược xếp so le nhau một cách gọn gàng, có trật tự, mỗi chiếc là có độ dài tầm 5 – 7 phân (1 phân tương đương 1 cm), chiều rộng 2 – 4 phân với phần phiếm dày, mép hơi lượn sóng. Cũng giống như các thực vật khác, khi trưởng thành, sâm đất sẽ trổ những bông hoa nhỏ màu hồng ở trên ngọn thân và các nhánh, sau khi hoa tàn, bên trong nhú ra quả nhỏ mọng, khi chín có màu đỏ nâu, bên trong chứa nhiều mạt đen nhánh, hình dẹt. Bộ phận rễ, hay còn gọi là củ nằm dưới mặt đất, mang màu vàng nhạt, là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây.

Phân bố: Loài dược liệu này bắt nguồn từ Trung Mỹ. Ở Việt Nam ta, cây sâm đất thường được bắt gặp rất nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ, ngoài ra, chúng còn mọc hoang ở rất nhiều nơi, rải rác trên toàn đất nước, đặc biệt là các vùng quê.

Cách thu hái

Khi thu hái sâm cau, ta cần chú ý các điểm sau:

Bộ phận dùng: Thông thường, khi thu hái dược liệu, ở một số loài có bộ phận mang giá trị cao, nhưng bộ phận khác lại không thể sử dụng, gây nguy hiểm, mang độc tố,… Nên ta cần xác định chính xác bộ phận cần dùng của dược liệu. Đối với vị thuốc mà chúng ta đang đề cập, thông dụng, độ dinh dưỡng cao nhất là ở phần củ (rễ chính), ngoài ra, các bộ phận khác cũng có thể sử dụng làm thuốc.

Thời điểm thu hái: Thông thường, lá và thân của cây có thể hái quanh năm, còn củ sâm đất sẽ được người ta thu hoạch vào mùa thu, khi tiết trời mát mẻ, khô ráo để đạt lượng chất cao nhất có thể.

Cách sơ chế: Việc chế biến sâm đất rất đơn giản và dễ dàng. Sau khi thu hái nguyên liệu, ta mang đi rửa với nước sạch cho đến khi lớp đất, đá,… dính trên đó trôi hết thì đem phơi khô hoặc sấy tránh ẩm mốc rồi cất vào túi, lọ kín dùng dần.

Xem thêm: Sâm cau có tác dụng gì, có mấy loại, Hướng dẫn cách ngâm rượu

Thông tin về vị dược liệu

  • Tính vị: dược liệu này có vị ngọt tính bình (theo tài liệu đông y)
  • Quy kinh: chưa tra rõ
  • Công năng, chủ trị: nhuận tràng, lợi niệu, long đờm.
Dược liệu sâm đất

Dược liệu sâm đất

Tác dụng của sâm đất

Trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu mới nhất từ đội ngũ nhà nghiên cứu hàng đầu, các thành phần hóa học được tìm thấy trong sâm đất gồm rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như pectin, Boerhavia acid, punarnavine, potassium nitrate, tannins, phlobaphene và rất nhiều các vitamin khác… Đặc biệt, người ta còn tìm thấy chất alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01% và một số các hợp chất các chất khác như: gôm, nitrat kalium, tinh bột, chất dầu dễ bay hơi, …trong củ sâm.

Từ đây, loài thực vật này có vô số công dụng trong y học thời kỳ hiện đại:

Phát triển não bộ khỏe mạnh đồng thời tăng cường chức năng não bộ: Một trong những chất có trong sâm đất là thành phần chính thúc đẩy lưu thông mạch máu não đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho não bộ hoạt động khỏe mạnh là sắt. Cùng với đó, các loại vitamin góp phần bổ dưỡng naoc bộ.

Nhuận tràng: sâm đất có thể bảo vệ đại tràng và dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả là nhờ các hợp chất chống oxy hóa có trong nó. Đồng thời, lượng chất xơ hòa tan sẽ nâng cao hiệu suất tiêu hóa lượng thức ăn được nạp vào cơ thể.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: đây quả thực là báu vật đối với bệnh nhân mắc tiểu đường (đái tháo đường) bởi khi sử dụng sâm đất thường xuyên, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại dẫn đến quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường đơn của các enzim diễn ra chậm hơn, từ đó ổn định đường huyết.

Sâm đất giúp ổn định đường huyết

Sâm đất giúp ổn định đường huyết

Giúp giảm cholesterol: việc hấp thụ cholesterol xấu sẽ bị ngừng lại hoặc hạn chế nếu bạn sử dụng dược liệu này bởi lượng chất xơ hòa tan trong nó khá cao, từ đó bảo vệ sức khỏe và hệ tim mach.

Ngăn ngừa ung thư: Chất pectin là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cực cao, giúp loại các gốc tự do gây hại và ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư.

Tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn: Các vi sinh vật và vi khuẩn có hại sẽ không còn tung hoành ngang dọc khắp cơ thể bạn được nữa do chúng đã bị kìm hãm và tiêu diệt bởi các chất oxy hóa và hàm lượng cao pectin từ sâm đất.

Hỗ trợ bảo vệ tim mạch: trái tim của ta sẽ trở lên khỏe mạnh nhờ lượng lớn chất chống oxy hóa cùng khả năng hạn chế cholesterol xấu của dược liệu nêu trên, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch xuống mức thấp nhất, góp phần bảo vệ hệ tim mạch.

Giúp sáng mắt, cải thiện thị lực: Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A rất tốt cho mắt, làm sáng mắt cùng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

Thúc đẩy hệ xương khớp chắc khỏe: sâm đất giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp nhờ lượng chất khoáng cùng hàm lượng canxi, photpho trong nó đặc biệt tốt cho quá trình hình thành, phục hồi xương ở người lớn tuổi hoặc với trường hợp mắc triệu chứng loãng xương, gãy xương.

Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược: Những thành phần hóa học kể trên có trong sâm đất có công dụng vô cùng tốt đối với cơ thể, mang giá trị dinh dưỡng cao, thúc đẩy sự phát triển và duy trì hoạt động khỏe mạnh của con người.

Trong y học cổ truyền

  • Rất tốt cho gan, đồng thời thanh nhiệt, giải độc.
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông của mạch máu.
  • Hỗ trợ điều hòa huyết áp.
  • Làm giảm bớt mọi cơn đau, chống viêm, kháng viêm, sưng, tấy.
  • Làm lành vết thương trong thời gian ngắn hơn bình thường.
  • Tăng sức đề kháng cũng khả năng chống lại yếu tố gây hại cho cơ thể.
  • Chuyên chữa các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
  • Đối với nam giới: phòng, điều trị các bệnh về đường sinh dục như xuất tinh sớm, liệt dương, thận yếu.
  • Đối với nữ giới: nên sử dụng dược liệu trong thời kỳ kinh nguyệt bởi nó có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, ngoài ra còn giúp sáng da, làm đẹp da.
Sâm đất bồi bổ cơ thể

Sâm đất bồi bổ cơ thể

Các cách sử dụng sâm đất

Một số bài thuốc trị bệnh từ sâm đất

Điều trị bệnh tiểu đường: Dùng sâm đất tươi (75g) hoặc ở dạng đã sấy/phơi khô (25g) sắc với nước (1 lít) tầm 10 – 15 phút ở chế độ lửa nhỏ. Nên dùng liên tục trong 1 tháng, mỗi ngày uống 1 lần để thấy được hiệu quả.

Điều trị tiêu chảy: Nếu bạn đang mắc triệu chứng tiêu chảy do hệ tiêu hóa kém hoạt động thì hãy lấy ngay sâm đất (15 – 30g) cùng đại táo (15g) đun sôi trong 1 -1,5 lít nước rồi uống hết trong ngày thay nước lọc.

Chữa trị ghẻ lở: chuẩn bị một lượng vừa đủ lá và rễ cây sâm đất (mỗi thứ một nắm tay), sau khi rửa sạch nguyên liệu thì cho vào nồi chứa tầm 2 lít nước, đun sôi rồi dùng hỗn hợp trên để tắm và vệ sinh vùng da bị ghẻ.

Giải độc gan: gan là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, và đó cũng là nơi chứa nhiều độc tố cần loại bỏ nhất. Vì vậy, mọi người nên chăm sóc sức khỏe gan thật tốt bằng cách đun sôi 10 – 15g sâm đất khô với nước hoặc tán chúng thành bột mịn pha nước uống hằng ngày để hồi phục chức năng gan cũng như giải độc gan hiệu quả.

Ho lâu ngày không khỏi: ta cần 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo và 1 con gà nhỏ tầm 400g đã qua sơ chế. Đem hỗn hợp nguyên liệu trên hầm với nước đến khi thịt gà chín mềm vừa ăn thì múc ra bát và thưởng thức.

Viêm đường tiết niệu: Sắc 75g sâm đất tươi cũng 200ml nước, đồng thời tán 20g sâm đất khô thành bột mịn. Sau đó pha hỗn hợp nước đã sắc trên với bột sâm đất để uống hằng ngày, nên uống một ngày một lần vào buổi sáng.

Điều trị chứng ra mồ hôi trộm: Lấy phần bao tử lợn đã qua sơ chế bằng cách ngâm với nước chanh và muối, đem hầm nhừ với 60g sâm đất trong 2 – 3 giờ rồi thưởng thức trong ngày.

Chữa sỏi thận: Nghiền nhỏ sâm đất khô thành bột rồi hòa tan với nước sôi uống hằng ngày với tỉ lệ 10g sâm – 1 lít nước

Lưu ý khi sử dụng dược liệu sâm đất

  • Trẻ em và phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng sâm đất, đặc biệt là củ sâm tươi.
  • Bệnh nhân mắc chứng rối loạn chức năng thận, hoặc đang điều trị bệnh gout không nên dùng dược liệu trên bởi nó sẽ làm mất tác dụng của thuốc điều trị bệnh, khiến căn bệnh ngày một tồi tệ hơn hoặc không có tiến triển trong quá trình chữa trị.
  • Sử dụng sâm đất trong thời gian dài sẽ gây buồn nôn, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi,…Bởi vậy, không nên dùng vị thuốc này quá nhiều hoặc trong khoảng thời gian dài.
Rượu sâm đất

Rượu sâm đất

Tham khảo: Hồng sâm: Tác dụng, Cách sử dụng, Tác dụng phụ, Ai không nên sử dụng

Cách ngâm rượu củ sâm đất

Chuẩn bị: 1kg sâm tươi đã qua sơ chế và 5 lít rượu gạo.

Tiến hành: bỏ củ sâm đất lần lượt theo chiều từ rễ đến ngọn vào bình, xếp thẳng đứng. Sau đó đổ từ từ 5 lít rượu đã chuẩn bị sẵn rồi đậy kín nắp bình.

Lưu ý: thời gian để rượu đạt độ ngon nhất định là 3 – 6 tháng, nên bảo quản rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, an toàn vệ sinh.

Trả lời